098 816 96 38

Bạn đã biết gì về thể tích tiền liệt tuyến và cách tính?

12/10/2019 2:27:41 PM

Thể tích tiền liệt tuyến và cách tính giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Có hai cách tính thể tích: đầu dò trực tràng quay, chiều cao, ngang, dày của tuyến.

Có lẽ bạn không thể biết được rằng có một căn bệnh mà nam giới khó tránh khi về già đó chính là bệnh về tiền liệt tuyến. Với phái mạnh, bộ phận này vô cùng quan trọng. Khi tuổi càng gia tăng thì kích thước của bộ phận đó cũng tỷ lệ thuận theo. Vậy thể tích tiền liệt tuyến và cách tính ra sao để biết rõ tình trạng bệnh lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chuẩn xác về chúng.

Thể tích tiền liệt tuyến và cách tính giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

Kiến thức cơ bản về thể tích tiền liệt tuyến

Đa số phái mạnh bước qua tuổi trung niên sẽ có nguy cơ cao bị phì đại tiền liệt tuyến. Con số này chiếm từ 45-70% trong độ tuổi từ 45-75 tuổi của quý ông. Khi tuyến tiền liệt ngày càng to sẽ chèn ép lên niệu đạo. Lúc đầu, họ sẽ có triệu chứng rối loạn đường tiểu. Bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh nhân có nhiều biến chứng nguy hiểm kèm theo. Để bác sĩ có thể chẩn đoán về bệnh cần căn cứ vào thể tích chuẩn của tuyến tiền liệt.

Thể tích của tiền liệt tuyến bình thường

Với phái mạnh, tiền liệt tuyến có vị trí dưới cổ bàng quang. Nó bao quanh phần niệu đạo liền kề với cổ bàng quang. Thông thường, thể tích của tuyến tiền liệt khỏe mạnh bình thường thể hiện theo lứa tuổi như:

  • Mới sinh: Tiền liệt tuyến có thể tích tương đương hạt đậu Hà Lan
  • Khi 20 tuổi: Tiền liệt tuyến có thể tích khoảng 15-20ml.
  • Từ 30-45 tuổi: Thể tích của tuyến du trì ổn định 20ml. Đường kính chuẩn là 2cm. Ngoài ra, chiều dài của tuyến là 3cm và chiều rộng là 4cm.

Tuyến tiền liệt bình thường có thể tích ổn định 20ml

Thể tích của tiền liệt tuyến khi bị bệnh

Thể tích tuyến tiền liệt được coi là khỏe mạnh, ổn định là 20ml. Khi thể tích vượt quá ngưỡng 20ml, bệnh nhân đang có nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến. Để biết chính xác mức độ nguy hiểm của bệnh, bác sĩ cần căn cứ vào thể tích tiền liệt tuyến và cách tính. Các mức độ gia tăng thể tích của tuyến thể hiện như sau:

  • Khi thể tích tiền liệt tuyến > 25ml kèm triệu chứng mức độ nhẹ: Lúc này bệnh nhân chưa cần can thiệp điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định chế độ sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, bệnh nhân cần theo dõi bệnh tình liên tục trong vòng 3- 6 tháng. Nếu bệnh có xu hướng tăng lên về triệu chứng sẽ chỉ định điều trị nội khoa.
  • Thể tích tiền liệt tuyến ở mức độ lớn từ 30-80ml hoặc lên tới 100-200ml: Lúc này tùy vào triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị. Nếu người bệnh dùng biện pháp can thiệp thuốc không hiệu quả thì sẽ chỉ định phẫu thuật. Hoặc họ sẽ dùng biện pháp nút mạch tiền liệt tuyến để làm teo nhỏ các mô.

Hầu hết, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh khi khám lâm sàng cho bệnh nhân. Tuy vậy, việc chẩn đoán chính xác thể tích của nó lại vô cùng quan trọng. Bởi chúng có liên quan đến giải pháp điều trị để mang hiệu quả cao nhất.

Thể tích tiền liệt tuyến và cách tính

Để đo chỉ số thể tích tiền liệt tuyến bác sĩ sử dụng hai cách cơ bản. Thông qua thể tích tiền liệt tuyến và cách tính, bác sĩ sẽ biết chuẩn xác về kích thước của tuyến.

Để tính thể tích tiền liệt tuyến bác sĩ sử dụng đầu dò trực tràng quay

Cách 1: Sử dụng đầu dò trực tràng quay.

Để tính thể tích chuẩn xác của tuyến tiền liệt, bác sĩ sử dụng đầu dò quay thông qua đường trực tràng. Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp đầu dò tuyến tính nhằm cắt dọc tuyến. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát rõ ràng tuyến tiền liệt.

Bác sĩ sẽ tiến hành cắt những lớp cắt ở đỉnh xuống đáy tuyến. Diện tích cắt của các lớp sẽ được máy tính một cách chuẩn xác theo khoảng cách nhất định. Khi đó, thể tích của tuyến được tính theo công thức sau:

Thể tích (V) = (S1 x I) + (S2 x I) + ( S3 x I ) + … ( Sn x I ).

Thể tích của tuyến được tính chuẩn xác hay không đều được quyết định bởi khoảng cách của các lớp cắt. Nếu khoảng cách này càng được rút ngắn thì thể tích càng tương ứng thật. Thông thường, khoảng cách này được khuyến khích ở mức từ 0,5 – 1cm. Đôi khi, bác sĩ chỉ cắt ở con số 0,25 cm vẫn được chấp nhận.

Cách 2: Tính thể tích dựa vào 3 chiều dày, chiều ngang và chiều cao.

Công thức áp dụng tính thể tích của tuyến tiền liệt như sau:

V = (H x L x E)/2 (đơn vị tính: cm3, 1 cm3 = 1g)

Trong đó:

  • H: chiều cao
  • L: chiều rộng
  • E: chiều dày

Căn cứ vào chiều cao, chiều dày và chiều ngang của tuyến tiền liệt để tính chính xác thể tích của tuyến

Căn cứ vào thể tích hiện tại của tiền liệt tuyến mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chuẩn xác. Nếu thể tích tuyến dao động hơn mức bình thường chút thì có thể điều trị nội khoa hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định kê thuốc giúp kìm hãm sự phát triển của tuyến. Hơn nữa, thuốc có tác dụng triệt để các triệu chứng rối loạn đường tiểu.

Tuy nhiên, nếu thể tích tuyến quá lớn, người bệnh bị biến chứng nặng thì việc dùng thuốc sẽ không còn hiệu quả. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể cần tiến hành nút mạch hoặc phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi. Từ đó, khối u xơ tuyến tiền liệt mới được loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên việc phẫu thuật thường gây nhiều biến chứng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi vậy, việc phát hiện bệnh sớm ngay lúc khối u còn nhỏ là điều rất quan trọng. Bởi nếu khối u đã > 70ml thì đa phần bệnh nhân đều được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, một số trường hợp được điều trị bằng Laser cũng rất hiệu quả.

Để chẩn đoán bệnh tiền liệt tuyến, bác sĩ cần căn cứ vào chỉ số thể tích. Bởi vậy, thể tích tiền liệt tuyến và cách tính luôn đóng vai trò quan trọng. Việc tính thể tích càng chính xác sẽ giúp bác sĩ kết luận chuẩn xác tình trạng bệnh.


Bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô dưới đây
Bạn đã biết gì về thể tích tiền liệt tuyến và cách tính?

TIN LIÊN QUAN